Đề khảo sát học sinh giỏi Địa lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nho Quan (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát học sinh giỏi Địa lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 150 phút (Đề có 05 câu trong 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay. Cho biết xu hướng trong việc sử dụng lao động ở nước ta như thế nào? Câu 2. (4,0 điểm) a) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. b) Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh quốc phòng? Câu 3. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 22) và kiến thức đã học. a) Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã được xây dựng. b) Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta. Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau về diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên (%) Năm 1995 1998 2001 Diện tích 79 79,3 85,1 Sản lượng 85,7 88,9 90,6 a) Nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên so với cả nước. b) Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? Câu 5. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Nông-lâm-ngư 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 nghiệp Công nghiệp-xây 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 dựng Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991-2002. b) Hãy nhận xét và đánh giá về sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991-2002. ------------------------HẾT----------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam UBND HUYỆN NHO QUAN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SAT HSG LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2016- 2017 MÔN: ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Nội dung chính Điểm Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động (2,5đ) - Mặt mạnh: + Có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh. Bình quân mỗi năm tăng thêm lượng lao động mới 1 triệu lao động 0,5 + Lao động cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp 0,5 thu nhanh khoa học kỹ thuật. + Chất lượng lao động đang được nâng cao. 0,5 - Hạn chế: + Lao động phân bố không đều chủ yếu ở nông thôn 75,8%, lao 1 động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các 0,5 (4,0đ) thành phố + Trình độ lao động thấp, qua đào tạo chỉ chiếm 21,2%, lao 0,5 động còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật... Xu hướng trong việc sử dụng lao động ở nước ta (1,5đ) - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực (dẫn chứng) 0,5 - Số lượng lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng. 0,5 - Lao động theo thành phần kinh tế thay đổi từ khu vực nhà nước sang thành phần kinh tế khác (dẫn chứng) 0,5 a) Các nhân tố tự nhiên (3,0đ) - Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp,có hai nhóm đất chính: 0,5 + Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp. 0,5 + Đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây lương thực. 0,5 2 - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa theo chiều Bắc (4,0) Nam và Đông Tây. Thuận lợi: cây trồng phát triển quanh năm, trồng xen canh, tăng vụ. Khó khăn: lũ lụt, hạn hán... 0,5 - Nước: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào thuận lợi tưới tiêu. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn như lũ lụt, hạn hán. 0,5 - Sinh vật: có nguồn thực động vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên nhiều giống cây trồng vật nuôi mới. 0,5 b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối an ninh quốc phòng: (1,0đ) - Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển 0,5 và đại dương trong thời đại mới. - Việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt hơn nguồn lợi 0,5 hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta. a) Kể tên một số nhà máy điện đã được xây dựng (1,5đ) - Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình/S.Đà, Trị An/S.Đồng Nai, Tuyên Quang /S.Gâm... 0,5 - Các nhà máy nhiệt điện: + Chạy than: Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí... 0,5 + Chạy bằng tuốc bin khí: Phú Mĩ, Cà Mau, Bà Rịa... 0,5 b) Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy (2,5đ) - Các nhà máy thủy điện: 3 + Phân bố ở miền núi, tập trung trên các hệ thống sông lớn và 0,5 (4.0) vừa. + Do miền núi là nơi có địa hình cao, dốc, sông ngòi nhiều thác ghềnh tạo tiềm năng thủy điện lớn, ngoài ra còn là nơi thưa dân, 0,5 có nhiều thung lũng xen các dãy núi tạo điều kiện để xây hồ chứa nước. - Các nhà máy nhiệt điện: 0,5 + Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nơi kinh tế phát triển, dân cư đông => nhu cầu tiêu thụ điện lớn. 0,5 + Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than tập trung ở phía bắc (DC), gắn liền với vùng khai thác than Quảng Ninh. 0,5 + Các nhà máy điện chạy bằng khí tập trung ở phía nam (DC), gần vùng khai thác dầu khí ở thềm lục địa. a) Nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê (1,5đ) - Tỉ lệ diện tích và sản lượng cây cà phê ở Tây Nguyên tăng đều 0,5 qua các năm (DC). - Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên luôn dẫn đầu 0,5 trong cả nước (DC). 4 - Năng suất cà phê ở Tây Nguyên luôn cao hơn cả nước. 0,5 (3,0) b) Giải thích: (1,5đ) -Có diện tích đất đỏ bazan lớn phù hợp với điều kiện sinh thái 0,5 cây cà phê. - Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô thuận lợi cho gieo 0,5 trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. 0,5 - Thị trường xuất khẩu cà phê nước ta ngày càng mở rộng a) Vẽ biểu đồ: (2,5đ) - Vẽ biểu đồ miền (dạng khác không cho điểm). 1,0 - Yêu cầu: đúng, khoa học, ghi đầy đủ tên biểu đồ, chú thích, 1,5 năm b) Nhận xét và đánh giá: (2,5đ) - Nhận xét: 5 + Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm mạnh (Dẫn 0,5 (5,0) chứng). 0,5 + Tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng nhanh (Dẫn 0,5 chứng). + Tỉ trọng khu vực cao nhưng còn nhiều biến động (Dẫn chứng). - Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta. 0,5 + Sự giảm mạnh tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% cho thấy cơ cấu GDP đang có sự thay đổi từ nước nông nghiệp chuyển dịch dần sang một nước công nghiệp. 0,5 + Tỉ trọng của khu vực khu vực công nghiệp-xây dựng tăng nhanh. Thực tế này phản ánh sự phát triển mạnh của nền công nghiệp trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thành lập nhiều vùng công nghiệp trọng điểm, thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu Lưu ý: Trong khi trả lời mỗi câu hỏi, học sinh có thể trình bày cách khác nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa -----------Hết-----------
File đính kèm:
de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_9_nam_hoc_2016_2017_pho.doc